Nước vối quê thức uống bình dị của làng quê Bắc bộ

Nước vối quê được xem là loại thức uống dân dã bậc nhất. Một loại nước giải khát được người dân nấu bằng nụ, hay lá vối. Đây là một loại thức uống rất thường dùng ở các làng quê Việt Nam. Từ rất lâu rồi mỗi người con trong gia đình xưa đều được dạy: Lời chào cao hơn mâm cỗ. Ý nghĩa chính là bữa tiệc không quan trọng bằng phương pháp mời. Bởi vậy nước vối ở đây đâu còn chỉ là thức uống bình dị dân dã, mà nó đã là 1 phần của tâm hồn người dân nơi đây. Dòng ngọt nhạt này chính là tấm lòng trân trọng của gia đình quê hương.

Nước vối quê của người dân Bắc bộ

Nước vối quê là thức uống không thể thiếu của người dân đồng bằng Bắc bộ. Thứ nước uống bình dị, mát lành đã trở thành đặc sản, để khi thưởng thức những người đi xa lại vấn vương hình ảnh quê nhà.

Với những người con sinh ra từ làng quê Bắc bộ, hình ảnh những cây vối cổ thụ nằm nghiêng mình bên bờ ao vốn không xa lạ và nước vối đã trở thành một thứ nước uống quen thuộc. Từ hồi còn bé ở làng, tôi đã thấy hầu như nhà nào cũng đều có một ấm nước vối để uống hàng ngày.

Đó là những ấm nước để dân làng mời nhau mỗi khi rảnh rỗi, là ấm nước mát trong những trưa hè của các bà, các mẹ đi đồng buổi ban trưa. Cây vối thường đứng khiêm nhường lặng lẽ bên các bờ ao làng. Vào tháng giêng, khi mùa xuân đến, những chùm hoa vối trắng, nhỏ li ti xuất hiện, hàng trăm cái nụ đan cài vào nhau, mang mùi thơm nhè nhẹ kêu gọi ong, bướm… làm rộn rã cả một góc ao vốn bình yên.

Nước vối quê của người dân Bắc bộ
Nước vối quê của người dân Bắc bộ

Cách chế biến nước vối quê

Quả vối khi chín có màu đỏ thẫm ăn hơi chát. Nhưng chả ai để đến khi quả vối chín. Vì người dân làng tôi thường hái khi nụ vối đã to bằng hạt đậu để nấu nước uống. Khi nụ vối bắt đầu già. Các mẹ, các chị lại bắt đầu trẩy những chùm nụ vối xuống để dành uống nước dần. Thông thường, người ta trẩy nụ vào ngày mồng 5-5 âm lịch. Mọi người thường nói với nhau rằng tầm đó nụ vối mới cho nước uống ngon nhất, nếu hái sớm nụ vối non quá hoặc già quá đều không ngon.

Nhiều miền quê thường đem sao nụ vối, riêng quê tôi, những chùm nụ vối hái về được đem đi đồ giống như đồ xôi. Khi nước sôi bắt đầu cho nụ vối vào xôi tầm 5 phút là được. Cứ thế lần lượt cho từng mẻ nụ vối vào đồ.

Những nụ vối khi đồ xong có màu vàng óng thơm mùi vối. Khi đó chỉ cần phơi 1 nắng cho nụ vối khô hẳn và đóng vào túi cất đi uống dần. Ngoài nụ vối, lá vối cũng được dùng nấu nước. Không hãm như chè xanh, những chiếc lá vối được ủ khô và đem hãm với nước. Nước lá vối cũng mang vị ngọt, mát lành, rất được mọi người ưa dùng.

Cách chế biến nước vối quê
Cách chế biến nước vối quê

Nước nụ vối có mùi thơm ngai ngái độc đáo

Nước nụ vối là một trong những thức uống quen thuộc của rất nhiều người dân Việt Nam. Đặc biệt là ở vùng nông thôn. Thông thường, người ta sẽ sử dụng cả phần lá vối và nụ vối để pha nước uống. Trong nụ vối có chứa beta-sitosterol. Đây là một hợp chất có khả năng chuyển hóa cholesterol. Vì làm giảm mỡ máu. Vậy nên nước nụ vối có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa. Ngoài ra còn bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh đái tháo đường.

Nhưng có lẽ ngon nhất vẫn chính là nước nụ vối. Nụ vối không đem hãm được, mà khi uống phải thả vào cùng với siêu nước đun sôi để nụ vối tiết ra hết chất chát bên trong. Chỉ cần một chút nụ vối cũng được một nồi nước vối ngon lành. Cốc nước vối vàng óng, có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, mùi thơm ngai ngái. Giữa trưa hè mà được cốc nước vối thì chẳng có loại nước giải khát nào bằng.

Đối với những người con đi xa, bất chợt thưởng thức được cốc nước vối của bà bán nước bên đường. Tin rằng sẽ lại cảm thấy nhớ quê nhà da diết. Nhớ tình thương của mẹ, nhớ sự bình yên của làng quê, nhớ những con người chân chất giản dị nơi quê nhà. Sự yên bình mà trong cuộc sống bộn bề làm ta thấy khao khát…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *