Tìm hiểu bánh khọt nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ

Bánh khọt được biết đến như là một món bánh nổi tiếng nhất của người miền Tây Nam Bộ, nó là một đặc sản của địa phương và theo những người dân nơi đây cùng đi khai phá bao vùng đất mới. Bánh khọt là một món bánh không phải dễ làm mà đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ nếu như không cẩn thận hay sơ suất sẽ khiến bánh bị hỏng ngay. Bánh khọt ngày nay đã nổi tiếng ở nhiều nơi và mang đến những nét đặc trưng của miền quê Tây Nam Bộ với nhiều biến tấu và hình thức khác nhau để phù hợp với khẩu vị của từng đối tượng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về món bánh khọt trong bài viết dưới đây nhé.

Bánh khọt là đặc sản của người miền Tây

Trong số các món bánh ăn chơi ở miền Tây Nam bộ. Bánh khọt không phải là đặc sản địa phương mà nó. Đã theo bước chân những người tứ xứ đến đây khai phá vùng đất mới. Trước tiên cần chuẩn bị trước cho phần nhân bánh. Gồm đậu đã hấp chính và tép xào chung nêm ít gia vị. Kế tiếp làm nước cốt dừa và làm nước mắm chua ngọt.

Chuẩn bị thêm rau sống, chủ yếu là cải xà lách, dưa leo. Giá đỗ và rau thơm… Riêng phần nước bột, đổ chung bột gạo. Bột nghệ, một ít bột mì (giúp bánh giòn hơn), trứng gà. Hành lá xắt mỏng khuấy đều với nước dừa hoặc nước lọc và nêm ít gia vị.

Bánh khọt là đặc sản của người miền Tây
Bánh khọt là đặc sản của người miền Tây

Điểm thú vị nhất là đổ bánh vào khuôn, cũng cần phải thật khéo tay. Nếu sơ ý sẽ dễ đổ bột ra ngoài khuôn hoặc đổ bột quá dầy. Bánh sẽ không giòn và lâu chín. Trước tiên để đổ bánh, cần đặt khuôn bánh trên lò thật nóng.

Nguyên liệu của bánh khọt

Với sự sáng tạo của người dân vùng sông nước. Bánh khọt đã có những đổi thay để phù hợp với đời sống bản địa. Và dần dà khác biệt với loại bánh. Tương tự ở các vùng miền khác. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Ưa thích món bánh xèo bao nhiêu thì bánh khọt. Cũng được chọn làm “đối tác” để so sánh bấy nhiêu.

Ngay từ tên gọi cũng đã có điểm tương đồng. Nếu khi đổ bột vào chảo để tráng bánh xèo, âm thanh phát ra nghe xèo… xèo, thì khi đổ bột vào khuôn bánh khọt, bột dày khi sôi nghe… khọt khọt. Phải chăng tên bánh được đặt theo âm thanh lúc làm bánh?

Bánh khọt được làm bằng bột gạo, giống như bột đổ bánh xèo. Gạo ngon đem ngâm rồi xay nhuyễn, bồng, dằn cho khô. Nhồi bột với nước âm ấm, nếu thích ăn béo thì pha thêm nước cốt dừa khô vào.

Đặc biệt bột làm bánh xèo, bánh khọt thường có màu vàng tự nhiên của nghệ. Nghệ rửa sạch, gọt rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cho vào bột bánh. Bột vừa ngon mắt lại có mùi đặc trưng khó lẫn. Nêm bột với ít muối, hành lá xắt nhuyễn; để bột xốp ngon, lúc xay bột người ta có thể xay chen thêm một ít cơm nguội, hoặc pha bột xong đập thêm trứng vịt vào rồi khuấy đều.

Cách làm bánh khọt

Nhân bánh khọt thường là thịt ba chỉ xắt nhỏ cùng ít tép trấu bằm nhuyễn xào chín, nêm nếm vừa ăn và không thể thiếu đậu xanh nấu nhừ, để ra rổ cho ráo nước. Khuôn bánh khọt thường làm bằng đất nung. Khi đổ bánh, bắc khuôn bánh lên bếp than, thoa sơ mỡ hay dầu ăn trong lòng khuôn rồi múc bột đổ vào. Mỗi khuôn làm được cả chục bánh.

Đậy kín nắp khuôn lại, chừng bánh gần chín thì mở nắp múc nhân rải lên trên mặt bánh xong đậy lại lần nữa cho bánh chín vàng. Dùng muỗng múc bánh ra, úp hai mặt bánh vào nhau, tạo thành hình tròn (do vậy, có nơi người ta còn gọi là bánh trứng rồng).

Cách làm bánh khọt
Cách làm bánh khọt

Bạc Liêu, người ta ăn bánh khọt với nước mắm pha chanh, ớt, rau ăn kèm gồm lá cách, lá lụa, lá sộp, cát lồi, bông điên điển, càng cua, húng, quế, ngò gai… Những miếng bánh thơm giòn cùng đĩa rau sống, chén nước mắm cay nồng là món quà quê được bà con mang ra đãi khách phương xa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *