Phong tục cưới hỏi của người miền Tây có thể bạn chưa biết

Phong tục cưới hỏi của mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng. Đối với người dân miền Tây nói riêng và các vùng miền khác nói chung, nghi thức cưới hỏi rất thiêng liêng và có ý nghĩa. Theo quan niệm, những điều xui xẻo hiện diện trong đám hỏi, đám cưới sẽ ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân của cặp đôi. Do đó, những người có hôn nhân không hạnh phúc sẽ không được đi rước dâu, những người đang có tang sẽ không được tham gia lễ cưới. Nghi lễ chuẩn bị cho đám cưới cũng phải đầy đủ từ bánh, rượu, trà, heo quay …. đều phải chuẩn bị chu đáo.

Những điều không nên làm khi tổ chức đám cưới

Bàn thờ gia tiên không được sơ sài

Bàn thờ tổ tiên là thể hiện sự chu đáo, hiếu thảo của mỗi gia đình đối với ông bà quá cố. Trước giờ rước dâu, cả gia đình nhà gái và nhà trai đều phải chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên gia tiên. Mâm cỗ bao gồm hoa quả, gà luộc, xôi, rượu và vàng mã. Chúng được xếp ngay ngắn và bày biện đep mắt trên bàn thờ. Tới giờ rước dâu, chú rể và cô dâu sẽ cùng bố mẹ hai bên thắp nhang lên bàn thờ với ý nghĩa là báo cáo với tổ tiên. Hôn lễ chính phải được tiến hành tại bàn thờ gia tiên mới được ông bà công nhận là thành vợ thành chồng.

Không đeo nhẫn cưới trước hôn lễ

Ông bà thời xưa quan niệm rằng nhẫn cưới không được đeo trước lúc chưa cử hành hôn lễ, và phải là nhẫn trơn, có như vậy cuộc sống vợ chồng sau này không bị xáo trộn và sống hạnh phúc với nhau đến đầu bạc răng long. Bởi vậ, nhẫn cưới sẽ được trao lúc cử hành lễ ăn hỏi. Cô dâu không được khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ sau khi rước dâu cũng là điều kiêng kỵ. Theo quan niệm rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn, bịnh rịnh khi về nhà chồng, thì sau này khi chung sống lỡ “cơm không ngon, canh không ngọt” sẽ bỏ chồng mà quay về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với nhà chồng.

Không đeo nhẫn cưới trước hôn lễ
Đeo nhẫn cưới trước hôn lễ là một điều cấm kỵ

Kiêng kỵ mời cưới trước khi ăn hỏi

Ăn hỏi rồi mới cưới xin là những thủ tục bắt buộc. Sau lễ ăn hỏi thì nhà gái mới được đi mời cưới bạn bè gần xa, nếu mời trước thì bị xem như là vô duyên. Tuy nhiên, quy tắc này lại không áp dụng cho nhà trai. Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón cũng là một điều kiêng kỵ. Theo đúng phong tục đám cưới miền Tây, cô dâu không được xuất hiện khi chú rể chưa đến đón. Cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa. Đặc biệt không cho họ hàng nhà trai thấy cô dâu khi chú rể chưa vào đón. Vì nếu làm sai, theo quan niệm của người xứ sẽ bị mất duyên của cô dâu.

Không tổ chức cưới vào giờ, ngày, tháng, năm không tốt.

Trong cưới xin, người Việt rất coi trọng việc giờ, ngày, tháng, năm làm lễ sao cho hợp và tốt cho hai vợ chồng. Ý nghĩa để sau này cô dâu chú rể may mắn, làm ăn phát đạt. Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu tức là cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8. Theo quan niệm của người xưa thì khi cưới vào năm kim lâu hoặc vào thời điểm không tốt sẽ gây ra tan vỡ, hiếm muộn con gái, hoặc con sinh ra sẽ khó nuôi.

Người có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc thì không đi rước dâu

Theo quan niệm của ông cha ta để lại, những gia đình đã mất chồng hoặc chồng mất vợ hoặc gia đình lục đục, hay cãi vã, vợ chồng không hòa thuận, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, đều không được đi rước dâu, sẽ không tốt cho cuộc sống sau này của cô dâu chú rể. Người đang có tang, bà bầu không nên tới đám cưới để tránh đen đủi, vận hạn đến cho gia chủ.

Người có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc thì không đi rước dâu
Người có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc thì không đi rước dâu

Những điều kiêng kỵ trong ngày tân hôn

  • Mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng.
  • Mẹ chồng không nên đi rước con dâu.
  • Mẹ chồng không nên đứng trước cửa đón dâu.
  • Khách mời không được  tặng ly và tách cho chú rể cô dâu trong đám cưới.
  • Mẹ chồng không nên chạm mặt con dâu khi đoàn rước dâu khi vừa về tới nhà.
  • Nếu cô dâu đang mang bầu thì không được đi vào nhà từ cửa chính.
  • Không được làm đổ vỡ đồ vật trong đám cưới.
  • Không được đối chiếu đầu giường và hai bên thành giường tân hôn với gương lớn.
  • Không cho những người “vía nặng” như người có thai, phụ nữ góa chồng, người hiếm muộn con cái; người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang,… Những người này không được bước vào phòng tân hôn.
  • Không để những vật dụng không tốt như rượu vang, đồ vật bị hỏng, vật sắc nhọn, thực vật có gai (xương rồng);  búp bê trang trí, vật dụng cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí… trong phòng tân hôn.
  • Không sử dụng giường cũ hoặc giường hư  làm giường tân hôn.
  • Không cho người khác cầm hoa cưới của mình khi chưa tung hoa.

Những sính lễ trong đám cưới của người dân miền Tây

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng, trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Cưới hỏi là chuyện đại sự, nên cần được chuẩn bị cẩn thận. Bởi vậy, phần lễ vật cũng không thể chuẩn bị sơ sài được. Phần sính lễ đám hỏi và đám cưới ở miền Tây gồm những lễ vật sau đây:

Mâm trầu cau

Cũng giống như phong tục cưới hỏi của các vùng miền khác, những tráp trầu cau tươi xanh là lễ vật không thể thiếu được trong lễ ăn hỏi. Trên mâm quả sẽ có 105 quả cau và cứ mỗi quả cau thì cần 2 lá trầu. Con số 105 ở đây mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.

Mâm trầu cau không thể thiếu trong lễ vật ăn hỏi
Mâm trầu cau không thể thiếu trong lễ vật ăn hỏi

Mâm trà, rượu và nến tơ hồng

Đây là mâm lễ thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên. Mâm trà, rượu và nến tơ hồng sẽ được để lên bàn thờ gia tiên. Ý nghĩa của việc này là cầu mong tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Rượu với hương vị cay nồng ngụ ý cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sẽ có nhiều khoảnh khắc ấm áp và nồng nàn bên nhau.

Mâm bánh phu thê ( hay còn gọi là bánh su sê)

Mâm quả này có thể có mặt trong cả lễ ăn hỏi ở cả miền Bắc và cả miền Trung. Là một loại bánh truyền thống của Việt Nam. Loại bánh này không thể thiếu trong các nghi thức cưới hỏi. Với nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc bánh này khiến nó trở thành loại bánh vô cùng ý nghĩa trong lễ cưới hỏi. Nó trở thành một trong số những sính lễ không thể thiếu mà nhà trai mang sang hỏi cưới nhà gái.

Mâm hoa quả

Mâm hoa quả trong lễ hỏi của người miền tây thường là những loại trái cây đặc trưng như táo, nho, măng cụt, mãng cầu, đu đủ, xoài…Các loại trái cây với hương vị ngọt ngào sẽ là lời cầu chúc một cuộc sống ngọt ngào và hạnh phúc viên mãn.

Mâm heo quay

Đối với lễ ăn hỏi của người miền Tây không thể thiếu heo quay. Bởi theo quan niệm của người dân miền sông nước; heo quay sẽ mang đến sự may mắn và hạnh phúc. Ngày trước, heo quay được chuẩn bị cho đám hỏi rất đơn giản. Nhưng ngày nay mâm quả này được chuẩn bị thêm chút cầu kỳ bằng việc gắn hoa lên heo quay và để trên một cái khay đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *