Phong tục, ẩm thực, lễ hội nét văn hóa của người dân Nam Bộ

Đến với Miền Nam du khách không những được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp độc đáo mà còn được khám phá nét văn hóa rất riêng của người dân nơi đây. Nam Bộ là vùng đất với rất nhiều món ăn ngon rất đặc trưng mang hơi thở của người dân Nam Bộ. Ngoài ra các phong tục tập quán, tín ngưỡng ở đây cũng mang nét đặc sắc rất riêng. Văn hóa ẩm thực, phong tục của người miền Nam không lẫn lộn với vùng miền khác. Nếu bạn có dịp trải nghiệm du lịch ở các tỉnh miền Nam thì nhớ đi vào mùa các lễ hội. Bởi vì lễ hội ở đây rất đặc sắc và phong phú, như: lễ hội đua bò, lễ hội Nghinh Ông…. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng khám phá nét văn hóa Miền Nam rất riêng này nhé.

Nét đặc trung của Văn hóa miền Nam

Đến với miền Nam, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp; và thả mình vào bãi biển xanh mát của hòn đảo Phú Quốc, Quy Nhơn hay Bình Thuận. Mà còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người dân địa phương. Hơn thế nữa, Nam Bộ còn là vùng đất của những món ăn ngon, hấp dẫn. Những câu hát dân gian độc đáo và những làng nghề truyền thống đặc sắc. Trong bài viết bên dưới đây mình sẽ giới thiệu sơ lược tới các bạn Văn hóa miền Nam là gì ? Cũng như tìm hiểu sơ lược về các phong tục tập quán miền Nam.

Phong tục tập quán của người Miền Nam

Có thể nhận thấy rằng, phong tục tập quán là một trong những yếu tố; không thể không đề cập đến khi nói về nét đặc sắc của văn hóa miền Nam. Cũng giống như miền Bắc, những phong tục, lễ nghi đều được thể hiện rõ nét qua ngày Tết truyền thống của người nước ta đấy chính là Tết Nguyên Đán. Những thủ tục và lễ vật bày biện tren bàn thờ của người miền Nam cũng khác hẳn người miền Trung và miền Bắc. Người miền Nam thường chưng trái cây theo ngũ quả: cầu, dừa, đủ, xoài, sung.

Nét văn hóa đặc trưng của người Miền Tây Nam Bộ
Chợ nổi nét văn hóa rất đặc trưng của người Miền Tây

Đối với người miền Nam,mâm ngũ quả không bao giờ thiếu được cặp dưa hấu và bốn loại quả. Đó là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Bởi vì cầu – dừa – đủ – xoài theo tiếng người miền Nam đọc gần giống “cầu vừa đủ xài”. Ba ngày tết của người miền Nam là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng; và chúc mừng nhau những điều mới lạ, tốt lành. Một tập quán phổ biến là trong những ngày đầu năm. Mọi người đều chỉ đưa ra những lời hay, ý đẹp, gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ý.

Ẩm thực miền Nam giản dị, dân dã

Dọc theo quốc gia hình chữ S là 3 vùng miền với những vẻ đẹp không giống nhau. Mỗi vùng lại mang một màu sắc riêng; mới mẻ và không bao giờ nhầm lẫn với nhau được. Đặt chân đến từng vùng đất như chỉ khi thưởng thức qua ẩm thực của mỗi vùng. Du khách mới cảm nhận được sự khác biệt đầy tinh tế. Góp một phần tạo nên bản sắc rất riêng cho nền ẩm thực đất nước ta. Nếu đã ăn thử những món ăn của người miền Nam nhất định sẽ không quên được hương vị của nó.

Ẩm thực miền Nam luôn được cho là mang nét giản dị, dân dã mà không kém phần thu hút. Món ngon miền Nam thường được nêm đường hoặc mang vị ngọt. Đó là vị của các loại rau, củ, quả và vị béo do dùng nước dừa. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị nhưng qua bàn tay chế biến đầy khéo léo; tinh tế của những người đầu bếp đã tạo nên một phong thái rất riêng cho các món ăn của vùng đất này. Những món ăn góp phần tô điểm thêm nét đẹp cho văn hóa miền Nam. Có thể kể đến như canh chua cá bông lau, cá kho tộ, thịt kho nước dừa, lẩu mắm, bánh canh cá lóc, bánh xèo, cơm tấm

Văn hóa ẩm thực đa dạng, giản dị
Ẩm thực đa dạng mang đậm chất người dân miền sông nước

Những lễ hội đặc sắc của văn hóa Miền Nam

Lễ Hội Tống Ôn có từ lâu đời

Lễ Tống Ôn là một tục lễ có từ rất lâu đời ở vùng đất Nam Bộ. Tuy ngày nay không còn được phổ biến như trước nữa nhưng vẫn còn nhiều địa phương như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, An Giang,… tổ chức. Mặc dù những ngày lễ này không thống nhất ngày giờ với nhau. Tuy nhiên đều có điểm chung là đơn vị ở những nơi thờ tự như chùa, miễu,…… Tục lễ này có vào thời còn khai hoang lập địa cần có nhiều dịch bệnh gây hại cho con người. Vì vậy người dân nam bộ khi ấy cứ nghĩ do ma quỷ những người khuất mặt khuất mày gây ra.

Do đó họ làm lễ Tống Ôn có nghĩa tống tiễn, xua đi những tà khí, dịch bệnh gây hại cho con người. Để chuẩn bị làm lễ Tống Ôn họ chuẩn bị các đồ vật cúng thần trước và một chiếc thuyền. Họ để các đồ vật vừa cúng thần xong rồi thắp nhang khấn vái đem ra sông thả thuyền trôi theo dòng nước. Với ước muốn đem đi những điều xui xẻo, bệnh tật; được tai qua nạn khỏi, hướng tới một cuộc sống an lành và hạnh phúc.

Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào dân tộc người Khmer

Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer.  Nó mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian và là một môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi. Lễ đua bò được tổ chức vào dịp lễ Dolta của người Khmer. Vào ngày 30/8 âm lịch hằng năm ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang người dân nô nức chuẩn bị cho lễ hội này.

Người ta sẽ lựa chọn một cặp bò nhanh nhẹn nhất, khỏe mạnh nhất. Và chăm sóc cho chúng được nghỉ ngơi tập luyện, ăn uống theo chế độ. Sau 2 tháng cặp bò này có thể ra trận đua và có cả người điều khiển nữa. Sau khi đôi bò nào được giành giải cao nhất của năm thì chúng được coi như một tài sản quý báu của gia đình. Không những thế, cả làng cũng sẽ chung tay chăm sóc đôi bò dành chiến thắng này.

Văn hóa Miền Nam với nhiều lễ hội đặc sắc
Lễ hội đua bò Bảy Núi

Vì chúng sẽ mang lại may mắn trong việc gieo trồng; và mang lại cho người dân nơi đây một mùa bội thu, nhà nhà no ấm. Hằng năm vào dịp lễ hội đua bò náo nhiệt và thu hút ở nơi này thu hút hàng ngàn khách du lịch ghé thăm. Du khách các tỉnh lận cận đã có mặt từ rất sớm; từ lúc bắt đầu cho kết thúc cuộc đua lúc nào cũng tưng bừng. Reo hò, vỗ tay. Khích lệ rất nhiệt tình góp một phần cho trận đấu trở nên náo nhiệt và vui hơn trong dịp lễ này.

Lễ Hội Nghinh Ông là lễ hội có truyền thống đâu đời

Lễ hội Nghinh Ông hay lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng; là lễ hội có truyền thống đâu đời của ngư dân miền duyên hải, và của những người đi biển. Đây chính là một lễ hội tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – vị thần Đại tướng quân Nam Hải. Vị thần đã nhiều lần cứu giúp người dân vượt qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi. Hằng năm lễ hội được tổ chức trong vòng ba ngày.

Nhưng lại không thống nhất về thời gian giữa các địa phương. VD ở Bình Đại, Bến Tre lễ hội được cử hành vào ngày 16/6 âm lịch, còn ở Thắng Tam thì 16/8 âm lịch. Đi dọc theo miền duyên hải Nam Bộ du khách sẽ bắt gặp nhiều ngôi đền, miếu thờ cá ông. Đặc biệt nhất là ở đình thờ cá Ông ở xã Cần Thạnh có bộ xương cá Ông dài đến 12m. Ở Vũng Tàu có bộ xương dài tới 25m.

Trước ngày lễ hội đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá lớn nhỏ của ngư dân đã được trang trí cờ hoa neo. Tàu đã đậu sẵn để thực thi nghi thức rước Ông ra biển. Các lễ cúng của ngư dân rất trang trọng và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bên cạnh đó các ngư dân còn mời thỉnh lẫn nhau. Kể cả khách từ nơi xa đến đây thăm quan cùng nhau ăn uống, vui chơi, nói chuyện thân tình với nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *