Những cách giúp bạn biến ổ bánh mì dai thì giòn rụm như mới mua

Bánh mì chẳng có xa lạ gì đối với cuộc sống của chúng ta, cũng là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích, bạn có thể mua nhiều và bảo quản thật kỹ ở nơi khô ráo dùng dần. Thế nhưng, bánh mì có một nhược điểm rất lớn nhất và khó khắc phục được là nhanh bị ỉu, dai, chỉ vài tiếng sau khi mua về chúng đã còn giữ được được hương vị thơm ngon, cũng như giòn rụm như lúc mới mua. Nhưng nếu bạn biết cách thì chỉ cần vài phút thôi bạ đã có một chiếc bánh thơm ngon, giòn rụm như mới mua về, nhưng nếu sai thì bánh sẽ cứng và rất khó ăn. Để biến ổ bánh mì dai trở nên giòn rụm trong vài phút thì bạn không nên bỏ qua những cách mà bdreidy nêu ra ngay sau đây.

Những cách giúp bạn biến những ổ bánh mì dai trở nên giòn như mới mua

Làm ổ bánh mì dai được nóng và giòn hơn bằng lò nướng

Làm ổ bánh mì dai được nóng và giòn hơn bằng lò nướng
Làm ổ bánh mì dai được nóng và giòn hơn bằng lò nướng

Bạn có thể làm nóng bánh mì trong lò nướng nhưng nhớ phải làm thêm một bước đó là làm ẩm ổ bánh mì. Nên dùng bình phun sương và phun một chút nước lọc lên miếng bánh mì. Sau đó mới cho vào nướng và làm nóng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 5-10 phút (tùy theo kích thước bánh). Bạn cũng có thể làm ẩm miếng bánh mì dưới vòi nước như cách ở hình dưới rồi cho vào lò nướng. Lưu ý, đối với các loại bánh mì mềm như bánh mì gối, bạn chỉ nên phun nước chứ không được nhúng nước. Làm cách này, bánh sẽ không bị khô cứng mà giòn tan như mới.

Sử dụng cần tây cho vào túi bánh mì

Đối với các loại bánh mì mềm như bánh mì gối, bánh mì ngọt… Khi để lâu bánh sẽ bị mất nước và khô. Khi đó, bạn hãy lấy vài nhánh cần tây và cho vào túi bánh mì rồi để qua đêm. Bánh mì sẽ hút ẩm từ cần tây. Sáng hôm sau bánh mì sẽ lại mềm như mới.

Sử dụng giấy ăn và lò vi sóng

Nếu không có lò nướng, bạn có thể sử dụng lò vi sóng để làm nóng bánh mì. Nhúng nhẹ một tờ giấy ăn vào bát nước. Không nên nhúng ướt quá, có thể vắt bớt nước nếu lỡ nhúng nhiều. Dùng tờ giấy ăn ẩm bọc bánh mì lại và cho vào lò vi sóng. Làm nóng ở mức nhiệt độ cao nhất trong 10 giây là được.

Sử dụng giấy bạc và chiếc nồi bắt lên bếp

Bạn có thể lấy giấy bạc bọc kín bánh mì rồi cho vào một chiếc nồi, đậy nắp lại và đặt lên bếp lửa nhỏ khoảng 5-7 phút. Tùy theo kích cỡ của ổ bánh. Làm cách này, bánh mì sẽ lại giòn như lúc mới mua.

Làm nóng giòn bánh mì cũ bằng chảo

Làm nóng giòn bánh mì cũ bằng chảo
Làm nóng giòn bánh mì cũ bằng chảo

Một cách làm bánh mì cũ nóng giòn khác mà có thể tham khảo. Đó là dùng chảo chống dính. Với cách này, chúng ta sẽ sử dụng một chút bơ hoặc dầu ăn, quét qua đáy chảo, bật lửa nhỏ. Sau đó đặt bánh mì trực tiếp lên. Dùng đũa ấn chặt bánh xuống đáy chảo cho bánh nhanh nóng. Sau khoảng 30s thì lật mặt kia lên. Khi hai mặt của bánh mì đã nóng. Dẹt lại thì đem ra thưởng thức. Bánh sẽ vừa nóng, vừa giòn, lại có vị béo béo ngậy ngậy của bơ rất ngon nữa.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này. Đó là bánh mì sau khi làm nóng sẽ không được đẹp vì ấn xuống. Ngoài ra, cách làm này cũng sẽ bị “mất điểm” đối với những ai giảm cân kiêng ăn dầu mỡ.

Một số lưu ý nhỏ với cách thực hiện làm nóng giòn bánh mì cũ

Với cách làm bánh mì cũ trên đây thì chỉ trong một khoản thời gian ngắn bạn đã có thể làm nóng giòn bánh mì, thơm ngon trở lại. Tuy nhiên, trong những mẹo trên thì chỉ có sử dụng máy ép bánh mì là đơn giản và không có tác động từ bên ngoài. Còn các cách làm khác thì đều phải dùng nước hoặc dầu ăn để tác động. Có thể phần nào ảnh hưởng đến hương vị).

Sau khi làm nóng giòn bánh mì cũ trở lại thì mình khuyên bạn nên thưởng thức bánh mì ngay. Tránh lặp lại nhiều lần các cách làm này để không làm ảnh hưởng đến hương vị bánh mì. Với những chiếc bánh mì cũ đã để lâu ngày thì đừng tiếc rẻ mà hãy vứt bỏ ngay để an toàn cho sức khỏe. Bởi biết đâu chiếc bánh mì đó đã nấm mốc hay vi khuẩn có hại đã xâm nhập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *