Khám phá nét đẹp văn hóa trong hương trà bắc Hà Thành

Người Hà Nội xưa đã khéo léo pha chế ra hương vị trà bắc thơm ngon, với vị đắng chát nhè nhẹ kích thích vị giác. Theo thời gian, ngày nay mỗi tách trà Hà Thành đều chứa đựng trong đó “cả một bầu trời” văn hóa. Qua những tách trà, con cháu cũng hiểu thêm về những triết lý dân tộc được người xưa đúc kết qua ngàn năm văn hiến. Chính vì vậy có thể nói thưởng thức trà bắc không chỉ là giải khát, mà còn là quá trình khám phá nét đẹp văn hóa của người dân và đời sống vùng đất Hà Thành.

Thú vui thưởng trà bắc của người Hà thành

Mùa đông mà không có hương trà bắc, người Hà thành như cảm thấy thiếu một thứ gì rất đỗi thân quen, dân dã. Nhưng lại là thú vui vô cùng thanh tao. Gió lạnh về, nhiều người thấy rất thích thú khi được ghé vào quán trà. Sau đó cầm trên tay chén trà nóng để thấy mùa đông cũng ấm áp…

Thú vui thưởng trà bắc của người Hà thành
Thú vui thưởng trà bắc của người Hà thành

Mùa đông, đi trên các con phố không khó để bắt gặp những quán trà nhỏ, giản dị. Có lẽ không ở đâu nhiều quán trà như ở Hà Nội. Thậm chí ngay cả ở những địa phương chuyên trồng, xuất khẩu trà. Ngồi ở quán trà có thể được nghe những câu chuyện vu vơ không đầu không cuối. Hay chỉ là những cuộc tâm giao của những người bạn lâu ngày gặp nhau. Ở quán trà, dường như mọi người cảm thấy thoải mái hơn, yêu đời hơn. Con người với con người trở nên gần gũi nhau hơn. Và việc được nhâm nhi chén trà nóng khi mùa đông đang về đã làm ấm lòng bao người yêu Hà Nội.

Một chén trà ngon cũng làm lay động những sâu kín trong tâm hồn con người. Nhưng cái lay động của hương vị trà đem lại sự dịu dàng, hòa cùng thiên địa. Giữa không gian đô thị ồn ào, người Hà thành giờ đây lại thích tìm đến những quán trà yên tĩnh để thưởng thức thú vui tao nhã. Tại những quán trà này, mỗi phòng đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi. Nghệ thuật thưởng trà rất phù hợp với những nhóm từ 3-4 người. Vì cần một không gian yên tĩnh để trò chuyện.

Hương vị trà Hà Thành giản dị giữa bộn bề cuộc sống

Hà Nội cũng nổi tiếng bởi những quán trà đã trở thành “thương hiệu”. Nơi tìm đến thường xuyên của người yêu trà như “Hiên trà Trường Xuân” ở phố Ngô Tất Tố nổi tiếng với nhiều loại trà đặc biệt. Hay “Trà Hoa” phố Bùi Thị Xuân lại thu hút bởi không gian xinh xắn, ấm áp. “Lư Trà” ở Thanh Xuân lại giản dị và gần gũi. “Cuối Ngõ” ở Cầu Giấy hay “Vô Thường” ở Hoàng Hoa Thám… cũng là nơi thường thu hút giới trẻ. Đặc biệt là những người yêu nghệ thuật. Mỗi quán một phong cách; một lối uống với những vị trà khác nhau. Nhưng đều giữ cho mình cái thanh nhẹ của thú vui rất Hà thành ấy.

Hương vị trà bắc giản dị giữa bộn bề cuộc sống
Hương vị trà bắc giản dị giữa bộn bề cuộc sống

Những người yêu trà Hà Nội hôm nay, giữa bộn bề cuộc sống vẫn giữ cho mình thói quen tìm đến những quán trà quen. Chỉ để thưởng thức hương vị giản dị của ấm trà “mộc”. Hay để hít hà hương thơm đặc trưng của những loại trà hoa có một không hai ở mảnh đất này. Điển hình từ trà cúc, trà sen, trà mộc, trà ngâu, trà bạch ngọc hoa. Hay loại trà hoa mộc, huyền sâm trà, hoàng cúc trà…

Mỗi câu chuyện về cái cách ướp trà, thưởng trà; dường như cũng luôn là một phần không thể thiếu trong các câu chuyện kể hoài không dứt ấy. Để rồi, trong cái lạnh vội vã trên đường. Không gian bên những chén trà như ngừng lại. Người ta tự nhiên thấy lòng mình chùng xuống và chén trà nóng thơm sẽ mang lại cảm giác thân thuộc. Từ đó cho chúng ta ngồi gần nhau hơn.

Có lẽ, cũng bởi những điều giản dị ấy, người Hà Nội thường bắt đầu một ngày mùa đông bên chén trà. Họ cũng muốn khép lại một ngày mệt mỏi bên chén trà ấm áp. Âu đấy cũng là một cách sống không phải nơi nào cũng có được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *