Dừng chân tại núi rừng Tây Bắc để chứng kiến những phiên chợ độc đáo

Về với miền núi Tây Bắc – vùng đất của sự mộng mơ, bạn có thể được đắm mình vào với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng những cánh rừng bạt ngàn vô tận. Không những vậy, nơi đây còn là vùng đất của sự giao thoa văn hóa các dân tộc anh em. Và một “đặc sản” mà bạn không thể bỏ qua khi đến với vùng núi đậm bản sắc dân tộc trong những phiên chợ tại Sapa đậm chất vùng cao. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phiên chợ độc đáo – nơi mà những đồng bào dân tộc không chỉ đơn thuần để buôn bán nhé.

Chợ phiên Bắc Hà – nơi lưu giữ văn hóa của các dân tộc vùng cao Tây Bắc

Chợ phiên Bắc Hà - nơi lưu giữ văn hóa của các dân tộc vùng cao Tây Bắc
Chợ phiên Bắc Hà – nơi lưu giữ văn hóa của các dân tộc vùng cao Tây Bắc

Vào mỗi chủ nhật hàng tuần tại trung tâm thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, phiên chợ đậm chất vùng cao Bắc Hà được họp. Từ rất sớm, chợ đã tập trung rất nhiều mẹ, nhiều chị, những cô gái e ấp trong bộ áo váy sặc sỡ sắc màu. Có rất nhiều món đồ khác nhau được bày bán ở chợ phiên. Như nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm tự nhiên của núi rừng… Nhưng nét hấp dẫn của chợ phiên Bắc Hà là khu ẩm thực mang đậm nét sinh hoạt của người miền cao.

Đến với chợ phiên Bắc Hà vào một ngày se lạnh. Sà vào một quán thắng cố ở chợ. Thưởng thức món ăn được chế biến từ thịt và nội tạng của ngựa. Nhấp nháp chén rượu ngô ấm quả là một trải nghiệm tuyệt vời. Mặc dù, xu hướng thương mại hóa dần dần len lỏi ở các phiên chợ đậm chất vùng cao. Nhưng ở Bắc Hà hầu như không có sự chèo kéo khách. Nơi đây vẫn còn giữ nét văn hóa của các phiên chợ xưa. Có dịp lên vùng Tây Bắc ghé thăm chợ phiên Bắc Hà tìm hiểu nét sinh hoạt cộng đồng người dân vùng cao.

Chợ phiên Lùng Khấu Nhìn – phiên chợ có tiếng của tỉnh Lào Cai

Cứ vào thứ năm hàng tuần, chợ phiên Lùng Khấu Nhìn lại họp chợ. Từ thị trấn Mường Khương tới chợ phiên Lùng Khấu Nhìn mất khoảng 20 phút chạy xe. Những mặt hàng đa dạng của đồng bào dân tộc cuốn hút ánh mắt kẻ lữ hành phải dừng chân thăm và mua một ít làm quà. Thú vị của phiên chợ đậm chất vùng cao này, bạn sẽ nhìn thấy những chú lợn được nằm trong rọ đan bằng tre đang chờ người tới mua mang về. Không khí náo nhiệt của người mua kẻ bán làm bạn khó mà từ chối. Nó khiến bạn phải hoà nhập ngay lập tức.

Chợ phiên Lùng Khấu Nhìn - phiên chợ có tiếng của tỉnh Lào Cai
Chợ phiên Lùng Khấu Nhìn – phiên chợ có tiếng của tỉnh Lào Cai

Tấp vào một quán nước ven đường, ngắm nhìn những cô gái Dao đỏ vui tươi trong những bộ phục trang nổi bật, tươi tắn. Hay những cậu bé người dân tộc với đôi chân đất khoẻ mạnh đang nở nụ cười hồn nhiên khi bắt gặp những kẻ lữ hành phương xa tới đây. Đâu đó, thấp thoáng bạn sẽ lắng nghe những cuộc nói chuyện rôm rả bên chén rượu ngô cay nồng. Tất cả viễn cảnh ở đây đã tô điểm cho khung cảnh sống động cuộc sống người dân bản địa.

Chợ phiên Mường Hum – mang đậm bản sắc suối nguồn

Cũng giống như chợ phiên Bắc Hà, chợ phiên Mường Hum cũng họp vào mỗi chủ nhật từ 7h sáng tới 1h chiều. Đến ngày họp chợ, bà con từ các bản làng vùng cao như các xã Mường Vi, Dền Sáng, Y Tý… Nô nức đổ về chợ như đi trải hội. Không khí náo nhiệt của phiên chợ đậm chất vùng cao này hoà cùng với sắc màu lộng lẫy của phục trang đồng bào mang tới một bản sắc vùng cao khó trộn lẫn được.

Một khi có cơ hội đến với chợ phiên Mường Hum. Bạn đừng quên việc thưởng thức đặc sản của đồng bào dân tộc nơi đây. Một chợ phiên Mường Hum hấp dẫn, mang bản sắc của vùng ca. Điều này đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới trải nghiệm. Vậy còn chần chừ gì mà không set lịch rủ hội cạ cứng hòa nhập vào không khí náo nhiệt của phiên chợ vùng cao này.

Chợ phiên Cán Cấu – phiên chợ họp vào thứ 7 trên rẻo cao Si Ma Cai

Chẳng tấp nập như chợ Bắc Hà, chợ phiên Cán Cấu vẫn còn mang nét hoang sơ của phiên chợ đậm chất vùng cao. Chợ nằm ven đường 153. Đây là một con đường duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên giới Si Ma Cai, thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Chợ phiên Cán Cấu - phiên chợ họp vào thứ 7 trên rẻo cao Si Ma Cai
Chợ phiên Cán Cấu – phiên chợ họp vào thứ 7 trên rẻo cao Si Ma Cai

Vào thứ bảy hàng tuần, các ngày lễ, Tết, chợ phiên vùng cao Cán Cẩu tụ họp. Chợ họp từ sáng sớm đến quá trưa. Chợ phiên Cán Cấu bán nhiều các sản phẩm nông nghiệp. Do người đồng bào trồng và sản xuất đó là nấm, măng, rau… Và các mặt hàng thổ cẩm. Bên cạnh đó, các hàng quán ăn ở chợ phiên cũng đông những thực khách tới ăn. Chợ phiên được họp còn là cơ hội để bà con hỏi thăm, trao đổi cách làm ăn.

Chợ thị trấn Sapa – phiên chợ Sapa vô cùng hấp dẫn

Phiên chợ Sapa này được họp ngay cạnh nhà thờ đá. Đây là phiên chợ nổi tiếng nhất vùng cao ở Sapa với những văn hóa độc đáo của đồng vào nơi này. Tới nơi đây bạn sẽ được mua bán hàng hóa một cách thoải mái. Và bạn sẽ không bị chèn ép giá đâu nha.  Ngoài ra phiên chợ còn là nơi người dân trao đổi, buồn bán. Và còn là nơi để các nam thanh nữ tú vui chơi múa hát, giao duyên….

Họp chợ tại thị trấn này từ lâu đã hình thành nên một nét văn hóa độc đáo và tạo thành nơi trảo đổi phát triển kinh tế rất tốt cho đồng bào dân tộc thiểu số, họ kiếm tiền bằng cách bán sản phẩm cho khách du lịch. Các sản phẩm thổ cẩm, quần áo, khăn, mũ, túi đeo vai, ví tiền, vòng đeo tay. Tất cả được may, dệt cẩn thận và bày bán rộng rãi. Ngoài ra, chợ thị trấn Sapa là dịp cho bà con vùng cao đi chợ phiên và thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ. Cùng nhau nhảy múa ca hát giao duyên. Qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi…những làn điệu tình yêu nhẹ nhàng này được gửi gắm tới nhau.

Tổng kết

Từ trong màn sương đặc quánh, sắc màu phục trang đồng bào. Cùng với đó là gùi hàng hóa sau lưng đã đổ xuống chợ trong không khí náo nhiệt, nhộn nhịp. Sự hiện diện của nhiều dân tộc, đa văn hóa, đa ngôn ngữ được hội tụ về phiên chợ đậm chất vùng cao Tây Bắc. Dù cuộc sống có hiện đại đi chăng nữa. Thì từ bao đời nay chợ phiên vùng cao vẫn cứ giữ gìn nét văn hóa mang đậm bản sắc cổ truyền nơi đây.

Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Văn hóa Việt Nam tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *