Văn hóa Sài Gòn xưa hiện hữu qua những công trình kiến trúc

Văn hóa Sài Gòn được thể hiện qua nhiều phương diện như ẩm thực, lễ hội, phong tục, ngôn ngữ…. Những văn hóa kiến trúc từ nhiều thế kỷ trước được gìn giữ cho tới ngày nay thông qua nhiều công trình. Một trong số những công trình văn hóa của Sài Gòn xưa chính là: bưu điện thành phố, nhà hát thành phố, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Dinh độc lập… Những công trình này thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi ghé thăm Sài Gòn hàng năm. Khi ngắm nhìn những công trình này, một Sài Gòn cũ như được tái hiện lại trong lòng người dân Sài Gòn nói riêng và khách du lịch nói chung.

Công trình bưu điện thành phố

Bưu điện thành phố tọa lạc tại đường Công xã Paris. Bưu điện trung tâm thành phố là một trong những điểm đến tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh. Nơi đây thu hút hàng trăm lượt du khách đến tham quan mỗi ngày. Trải qua thời gian của 2 cuộc kháng chiến chống đế quốc và thực dân. Bưu điện Thành phố vẫn mang màu sắc pha lẫn giữa cổ điển và cận hiện đại, tòa nhà thu hút rất đông du khách nước ngoài lẫn những người trẻ tuổi đến tham quan và chụp ảnh.

Lặng lẽ nằm giữa lòng thành phố náo nhiệt, tòa Bưu điện Thành phố vẫn mang đậm vẻ đẹp cổ kính bất biến cùng thời gian. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891. Bưu điện có phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.

Công trình bưu điện thành phố
Bưu điện thành phố – Công trình đặc trưng của Sài Gòn

Công trình kiến trúc nhà thờ Đức Bà

Một trong những điểm du lịch tiêu biểu của Sài Gòn là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn – gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà. Tương tự Bưu điện trung tâm thành phố, Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và độc đáo bậc nhất của Sài Gòn. Ít ai biết rằng, Nhà thờ Đức Bà đã sừng sững giữa lòng Sài Gòn trong suốt 138 năm qua. Dù được xây dựng từ rất lâu rồi, nhưng du khách và người dân vẫn không ngừng ngỡ ngàng và thán phục trước kiến trúc độc đáo và đặc biệt của Nhà thờ Đức Bà.

Khi mới hoàn thành công trình vào năm 1880, hai tháp chuông cao khoảng 37m được xây dựng. Năm 1895, theo thiết kế bổ túc của kiến trúc sư Fernand Gardes; hai tháp thép dạng chóp nhọn được lắp dựng thêm bên trên tháp chuông. Việc này đã làm cho tháp chuông nhà thờ vươn cao trên bầu trời với chiều cao mỗi tháp khoảng 60m. Để đỡ bộ chuông nặng gần 30 tấn với 6 quả chuông. Phần tường của nhà thờ được xây rất dày, khoảng 1,4m.

Ngoài ra khi đến tham quan Nhà thờ Đức Bà bạn chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua được một hương vị đặc trưng của người Sài Gòn đó là “Cà phê Bệt”. Không phải tên của một loại cà phê mà là một thói quen của người Sài Gòn. Người Sài Gòn thích ngồi ở những chỗ thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện, nghe, nhìn những bạn trẻ đang phiêu theo lời ca tiếng đàn giữa thành phố tấp nập. Một nét đặc trưng mà chỉ Sài Gòn mới c

Chợ Bến Thành – vẻ đẹp của Sài Gòn

Chợ Bến Thành - vẻ đẹp của Sài Gòn
Chợ Bến Thành – vẻ đẹp của Sài Gòn

Ẩn sâu bên trong lòng thành phố xa hoa là những vẻ đẹp cổ kính, không hào nhoáng, không lộng lẫy, nhưng điều mà mọi người thấy là những nét văn hóa rất riêng đặc trưng cho một thành phố mang tên Bác, yên tĩnh giữa những ồn ào của cuộc sống và bền bỉ đi cùng thời gian. Nhắc đến Sài Gòn thì không thể nào không kể đến Chợ Bến Thành. Một ngôi chợ với đa dạng các mặt hàng với đủ loại từ quần áo, vải vóc, dép guốc đến ẩm thực. Khách du lịch thường ghé chợ Bến Thành để mua những món đồ làm kỷ niệm.

Là nét tiêu biểu đặc trưng riêng cho vẻ đẹp của Sài Gòn. Chợ Bến Thành được khởi công từ năm 1912 với diện tích lên đến 13.000 m2. Chợ bày bán đầy đủ mọi mặt hàng từ quần áo đến ẩm thực. Tọa lạc ngay giữa trung tâm của thành phố phồn hoa và tấp nập; Chợ Bến Thành vẫn giữ nguyên nét đẹp với kiến trúc cổ kính. Tính đến nay, chợ Bến Thành đã được 109 tuổi. Chợ Bến Thành vững vàng và lặng lẽ ở giữa lòng Sài Gòn hơn 1 thế kỷ qua. Nó đã chứng kiến những giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Từ lâu, chợ Bến Thành đã trở thành 1 nét văn hóa đối với những con người nơi đây.

Công trình Dinh thống nhất giữa trung tâm thành phố

Một công trình không kém phần nổi tiếng ở Sài Gòn đó chính là Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Xây dựng trên phần đất rộng lớn với diện tích 12ha, bao gồm một tòa kiến trúc rộng hơn 80m; một phòng khách với sức chứa hơn 800 người. Phần lớn vật liệu xây dựng, nội thất đều được vận chuyển từ Pháp sang.

Công trình Dinh thống nhất giữa trung tâm thành phố
Dinh thống nhất tọa lạc giữa trung tâm thành phố

Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m². Dinh có diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng. Khu vực này dành cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng . Bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống…

Giữa những năm 1960, có thể nói đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam. Dinh độc lập có chi phí xây dựng cao nhất (hơn 150.000 lượng vàng). Ngày nay, công trình vẫn giữ được cho mình nét kiến trúc đặc trưng. Đây là địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của du khách khi ghé thăm Sài Gòn.

Công trình nhà hát lâu đời nhất thành phố

Nhà hát thành phố cũng là một trong những công trình kiến trúc thuộc dạng lâu đời nhất của Sài Gòn. Nhà hát được xây dựng với phong cách kiến trúc miền Tây Âu cổ kính. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh còn được gọi là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn. Đây là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công trình được hoàn thành ngày 1/1/1900. Ban đầu nhà hát được người Pháp xây dựng với dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng. Trải qua nhiều sự tàn phá nặng nề của chiến tranh; nhà hát thành phố ngày nay đã được chính quyền thành phố tiến hành tu bổ lại. Nơi đây được sử dụng để tổ chức các sự kiện âm nhạc lớn trong thành phố.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *