Trổ tài làm món chân giò giả cầy chuẩn vị bắc bộ

Chân giò nấu giả cầy là một trong những đặc sản nức tiếng và được nhiều người ưa chuộng của vùng đất bắc bộ. Sự hấp dẫn của món ăn này đến từ vị ngọt đậm đà của riềng, sả, mắm tôm và giò heo hòa quyện chung với nhau. Giò heo chín mềm, nước sốt thấm đều, đậm đà, thơm lừng mùi riềng mẻ, sả thơm độc đáo khiến cả những thực khách kén ăn lần đầu thưởng thức cũng có thể “hạ gục”. Bí quyết làm chân giò ngon nằm ở khâu sơ chế chân giò, tẩm ướp gia vị, nhỏ lửa khi hầm… Đây được xem là một thử thách không nhỏ đối với nhiều người khi chế biến món ăn này.

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu chuẩn bị
Nguyên liệu chuẩn bị
  • 1 kg thịt móng giò và móng giò
  • 1 bát (chén) riềng giã nhỏ (hoặc xay)
  • 5-6 thìa canh mẻ
  • 2 thìa canh mắm tôm
  • 2 thìa canh nước nghệ tươi (giã nhỏ, vắt lấy nước)
  • 2 thìa canh dầu điều (tùy chọn để tạo màu đẹp mắt)
  • 1 thìa canh rượu trắng
  • 1 thìa canh đường
  • 1 thìa canh nước mắm
  • 1 thìa cà phê bột canh
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • Hành lá, rau răm, rau ngổ, rau húng…
  • Măng củ (tùy chọn)
  • Bún tươi

Cách làm món chân giò giả cầy

Cách làm món chân giò giả cầy
Cách làm món chân giò giả cầy
  1. Móng giò và chân giò đem thui bằng rơm (nếu không có thì bọc giấy báo và đốt) sao cho lớp bì ngả màu sậm nâu vàng là được. Sau đó, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
  2. Ướp móng giò, chân giò với: 1 bát riềng giã nhỏ, 5-6 thìa canh mẻ, 2 thìa canh mắm tôm; 2 thìa canh nước nghệ tươi (giã nhỏ, vắt lấy nước), 2 thìa canh dầu điều, 1 thìa canh rượu trắng, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê hạt nêm. Dùng đũa đảo đều và ướp tối thiểu trong 1 giờ cho ngấm gia vị.
  3. Phần độn ăn thêm (tùy chọn theo khẩu vị mỗi gia đình): Măng củ tươi, thái miếng vừa ăn, luộc hết đắng và xào sơ.
  4. Cách nấu chân giò giả cầy: Nên nấu tối thiểu 2 lửa sẽ giúp món ăn tròn vị và thơm ngon:
  5. Cho chân giò đã ướp vào nồi, bật bếp đảo thịt và móng cho săn lại để gia vị ngấm gia vị. Đổ nước xâm xấp, thêm măng đã xào vào và đun sôi, hạ lửa nhỏ ninh trong 30 phút, tắt bếp. Trước khi gần ăn 30 phút thì bật bếp; đun 30-45 phút tùy theo khẩu vị mỗi người (thích giòn sần sật hoặc mềm). Cuối cùng rắc hành lá, rau răm, rau ngổ thái rối, đảo đều và tắt bếp; múc ra thưởng thức nóng với bún hoặc cơm đều ngon.

Một số lưu ý khi nấu

  • Nên dùng chân giò trước để nấu vì thịt loại này tương đối mềm, nhiều gân thích hợp với món hầm.
  • Nếu chế biến chân giò giả cầy bằng nồi thường, trong quá trình nấu bạn có thể đổ thêm nước để nấu cho thịt mềm.
  • Nếu dùng nồi áp suất để hầm thì không nên cho thêm nước, bạn chỉ cần đun sôi với lửa nhỏ trong vòng khoảng 15 phút.
  • Món chân giò giả cầy thường được dùng kèm với bún và bắp chuối…
  • Nên thưởng thức món ăn ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị.

Móng giò lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ xa xưa, móng giò lợn đã được biết đến là thực phẩm rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, tính bình nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, sản phụ suy nhược, ít sữa hoặc mất sữa…
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g móng giò lợn có chứa tới:
●    21g protid.
●    21,6g lipid.
●    33mg Ca.
●    28mg Photpho.
●    0,7mg Fe.
●    4mg Mg.
●    0,01mg Mn.
●    0,78mg Zn.
●    0,1mg Cu.
●    Các vitamin: Vitamin B1, B2, B3, A…
●    Cysteine, myoglobin và giàu collagen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *