Đồi thông Khau Lừa đến 1 lần sẽ nhớ mãi nơi đây

Cao Bằng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời làm say lòng du khách thập phương. Được du khách biết đến là vùng đất của vô vàn địa điểm thơ mộng và những thắng cảnh đẹp mê hồn do thiên nhiên ưu đãi ban tặng. Người ta thường nhắc đến Đà Lạt với Đồi Đa Phú, Thiên Phúc Đức mà ít ai biết đến, Cao Bằng còn có một rừng thông hoang sơ đẹp không kém. Và chắc chắn điểm đến du lịch với khung cảnh yên bình, hoang sơ của đồi thông Khau Lừa sẽ chinh phục mọi tính đồ du lịch trong năm mới.

Thiên nhiên ban tặng cho Đồi thông Khau Lừa vẻ đẹp tuyệt vời

Đồi thông Khau Lừa
Đồi thông Khau Lừa

Đồi thông Khau Lừa bao phủ sương mây vào sáng sớm và nắng vàng như rót mật vào buổi chiều; thu hút các bạn trẻ đến dã ngoại. Quang cảnh đồi thông Khau Lừa nhìn từ trên cao. Thời gian gần đây, đồi thông trên xóm Khau Lừa, xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, cách TP Cao Bằng khoảng 80 km là điểm đến mới lý tưởng cho các chuyến du lịch dã ngoại.

Nhóm bạn trẻ trên đồi thông tận hưởng tiết trời mát mẻ và ngắm làn sương mây la đà vào một sáng đầu tháng 8. Quang Khôi (1999) cho biết, sống tại thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, cách đồi thông chỉ khoảng 6 km nhưng đây là lần đầu tiên cùng các bạn dã ngoại, cắm trại.

Đồi núi mờ ảo khiến du khách thích thú

Khi đến chân đồi thông, du khách đi bộ gần 500 m là tới đỉnh đồi. “Chúng tôi chuẩn bị đủ đồ cắm trại trước khi lên đường. Leo đồi khá cao và dốc, ai nấy cũng đều mệt, mồ hôi ướt áo; nhưng khi lên tới đỉnh thì xứng đáng bởi khung cảnh đồi núi xanh mướt hiện ra trước mắt”, Quang Khôi nói.

Xung quanh đồi thông Khau Lừa là đồi núi phủ cỏ xanh nối tiếp nhau mờ ảo trong sương mây. Sáng sớm se lạnh với sương mây vờn trên đồi thông biến cảnh sắc nơi đây cứ như một Đà Lạt thu nhỏ. Buổi trưa những tia nắng xuyên qua hàng thông và hòa quyện với sắc xanh tươi của cỏ cây. Người dân sống quanh đây chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng; du khách tới đây dã ngoại có thể gặp cảnh họ chăn trâu, ngựa trên đồi.

Vẻ đẹp hoang sơ tiềm ẩn

Anh Hà Cương, chủ fanpage Cao Bằng Hóng, đến quay video đồi thông này vào ngày 12/8; cho biết dù đến vào buổi trưa nhưng không cảm thấy nóng. Anh ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ; của những cây thông mọc trải dài lưng chừng đồi. Nhiếp ảnh gia Vũ Khắc Chung, sống tại Cao Bằng đã chọn được góc ưng ý bên hàng thông xanh; để chụp ảnh cho hai bạn nữ, dân tộc Tày là Nông Hồng Thắm và Bích Nga.

“Cảnh quan đồi thông thực sự rộng và đẹp. Lên đây gió mát rượi, tầm nhìn xung quanh quá tuyệt. Chúng tôi cảm thấy rất thích chuyến đi này, do chỉ có ý định chụp ảnh; nên chưa chuẩn bị đồ cắm trại, có dịp sẽ quay lại nữa”, Bích Nga cho biết.

Trong khi đó, đêm cắm trại của nhóm Hoàng Khôi trên đồi thông mang lại trải nghiệm khó quên. “Đêm đó trời mưa to, gió mạnh và sấm sét, cũng may là cơn mưa kéo dài 30 phút thì tạnh; và cảm giác không biết diễn tả như thế nào khi sáng dậy được ngắm mây bồng bềnh quanh đồi thông”. Lưu ý du khách trước khi xuống đồi nhớ dọn dẹp sạch sẽ; các loại rác thải để nơi này vẫn giữ được nguyên sơ mãi như hiện tại.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước Cao Bằng

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước Cao Bằng
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước Cao Bằng

Miền non nước Cao Bằng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số; nơi cội nguồn cách mạng và sở hữu các danh lam, thắng cảnh đẹp, nhiều điểm đến lịch sử – văn hóa nổi tiếng.

Pác Bó – suối nguồn cách mạng

Trong 7 tỉnh của Việt Nam giáp ranh với Trung Quốc thì Cao Bằng có đường biên giới dài nhất, hơn 333 km. Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong đó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó nằm ở biên giới Việt – Trung, nơi vinh dự đón Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước để gây dựng phong trào cách mạng. Tại đây, du khách sẽ được ngắm nhìn núi Các Mác hùng vĩ, suối Lê Nin xanh trong, cùng hệ thống các di tích về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng thời kỳ 1941 – 1945.

Thác nước đẹp nhất miền biên giới

Cách thành phố Cao Bằng 92 km về hướng Đông, thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt – Trung. Đây được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng.Với độ cao 35 m, rộng 300 m, chia thành 3 tầng, thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, trong top thác nước lớn nhất nằm trên đường biên giới giữa hai quốc gia.

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, bắt nguồn từ dòng sông Quây Sơn. Vào mùa này, những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá, cuồn cuộn tuôn chảy như những dải lụa lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ cưỡi ngựa trên bãi cát và ngồi thuyền khám phá cảnh quan.

Vùng núi diệu kỳ Phja Oắc – Phja Đén

Vùng núi diệu kỳ Phja Oắc - Phja Đén
Vùng núi diệu kỳ Phja Oắc – Phja Đén

Với đỉnh Phja Oắc cao 1.931m so với mặt biển, Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén; là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng, ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên. Mùa xuân, hoa đỗ quyên rực nở bừng sáng cả khu rừng già. Hạ về, cẩm tú cầu xanh mát như chào đón du khách thập phương. Thu sang, những biển mây trắng, mây vàng, đỏ cam chuyển màu huyền ảo ôm lấy những ngọn núi. Đông tới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa tuyết phủ; đầy dãy núi, nhành cây.

Đến với miền non nước Cao Bằng, du khách còn có dịp khám phá nhiều di sản địa chất, danh lam thắng cảnh khác như: sông Quây Sơn, đèo Khau Cốc Chà, động Dơi, hồ Bản Viết, bãi tình Thanh Long, thác Hoa, thác Cò Là, cao nguyên Luốc Đắc, đồi cỏ Phiêng Mường, đồi thông Nguyên Bình, đồi thông Vinh Quý…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Tìm hiểu thêm thông tin về điểm đến du lịch tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *