Tìm hiểu những điều đặc sắc của văn hóa dân tộc Thái

Cũng như những cộng đồng dân dộc người Kinh, H’mông, Tày, Mường, đồng bào dân tộc Thái cũng là một cái tên tiêu biểu trong 55 thành phần dân tộc khác nhau trên mảnh đất hình chữ S. Đã từ rất lâu, văn hóa dân tộc Thái luôn được đánh giá cao về sự đa dạng, phong phú và mang đậm bản sắc truyền thống dễ dàng tạo ấn dấu khó phai đối với bạn bè trên thế giới.

Bên cạnh những nét đặc trưng và độc đáo của nền văn hóa cùng nền ẩm thực vô cùng phong phú, đặc sắc thì những người dân tộc Thái còn gây ấn tượng với mọi người trên cả nước bởi kho tàng văn học quý giá cùng với những tác phẩm thơ ca nổi tiếng đến tận ngày nay. Dưới đây là một số nét tiêu biểu của văn hóa dân tộc Thái mà bạn có thể tìm hiểu để học hỏi thêm nhiều kiến thức.

Phong tục tập quán của người Thái

Tục ở rể

Tục ở rể là phong tục tập quán của người Thái
Tục ở rể là phong tục tập quán của người Thái

Đã từ bao đời, những phong tục tập quán luôn được xem là một yếu tố quan trọng góp. Bởi phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú và đặc sắc cho những dân tộc. Nếu như các dân tộc Kinh, Mường có sự tương đồng trong phong tục tập quán. Thì dân tộc Thái lại mang những nét khác biệt và đặc trưng trong những phong tục.

Theo văn hóa dân tộc Thái, hôn nhân gia đình của người dân sẽ có tục ở rể. Sau khi các đôi vợ chồng có con được vài năm thì mới được về ở bên nhà chồng. Ngày nay, những phong tục truyền thống ấy đã được phá vỡ. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp xảy ra. Ngoài ra, những người phụ nữ Thái sau khi lấy chồng búi tóc (tằng cẩu) ở trên đỉnh đầu. Đây là một dấu hiệu nhận biết tình trạng hôn nhân của những cô gái Thái.

Tục chọc sàn của người Thái

Dậy đi em, dậy đi em ơi!

Ra đầu sàn để ngắm trăng sao

Ra đầu sàn để ngắm sao nhấp nháy

Ði uyển chuyển cầm ghế ngồi chung.

Đây là những câu hát quen thuộc trong tục chọc sàn của người Thái. Chúng thể hiện tình yêu và lời ngỏ cưới của chàng trai gửi gắm tới những cô gái Thái. Những câu hát này được chàng trai kết hợp với các nhạc cụ như: sáo, nhị, đàn môi, đoạn gỗ dài khoảng 40 cm dùng để gõ lên sàn nơi cô gái nằm. Nếu cô gái đồng ý, chàng trai sẽ về thưa chuyện với cha mẹ để đến hỏi cưới cô gái.

Văn hóa nhà sàn của dân tộc Thái

Bên cạnh đó, nhà ở của người Thái cũng có sự khác biệt rõ rệt so với người Việt và người Hoa đó chính là xây nhà sàn. Bộ khung nhà có hai kiểu cơ bản là Khứ kháng và Khay điêng. Cách bố trí trên bằng sinh hoạt của người Thái Đen rất độc đáo. Các gian đều có tên riêng, trên mặt sàn được chia thành hai phần. Phần dành cho nơi cư ngụ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho gian bếp.Phần còn lại là nơi để tiếp khách nam.

Văn hóa nhà sàn của dân tộc Thái
Văn hóa nhà sàn của dân tộc Thái

Trải qua nhiều năm phát triển, ngày nay, nhà sàn của người Thái đã được cải tạo, đổi mới. Điều này giúp họ có thể thích nghi được với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Cũng từ đó trở thành một nét truyền thống gắn bó với đời sống đồng bào qua hàng nghìn năm.

Nét đặc sắc trong ẩm thực của người dân tộc Thái

Khi nhắc đến những nét đặc sắc và phong phú của văn hóa dân tộc Thái thì không thể nào bỏ qua yếu tố về ẩm thực. Ẩm thực Thái mang sự độc đáo rất riêng và mới lạ ngay từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Chính những nét đặc trưng, khác biệt ấy đã mang đến sự tinh hoa cho nền ẩm thực Việt Nam.

Người Thái ưa chuộng hương vị đậm đà, dinh dưỡng của các món nướng. Do đó những món thịt trâu hoặc bò, gà, cá nướng được tẩm ướp gia vị rất cầu kỳ như mắc khén, tỏi, ớt, gừng, muối là món ăn tiêu biểu của người dân tộc Thái. Do đặc thù vùng cao, người Thái  thường để dành cá sấy trong bếp. Khi nào có khách mà chưa kịp chuẩn bị những món ăn thì họ sẽ bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi.

Nét đặc sắc trong ẩm thực của người dân tộc Thái
Nét đặc sắc trong ẩm thực của người dân tộc Thái

Trong thời gian đó, người nhà sẽ ở trong bếp chế biến những món ăn đãi khách. Đây là một nét văn hóa dân tộc Thái thể hiện sự hiếu khách. Bên cạnh những món nướng thì còn có những món luộc, hấp với hương vị thơm ngon đặc trưng của dân tộc Thái. Bên cạnh đó, xôi nếp cũng là một món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao. Xôi được hấp cách thủy, chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không bị dính tay. Ngoài xôi thì cơm lam cũng là món ăn đặc sản của người Thái.

Trang phục của người Thái

Theo văn hóa dân tộc Thái, trang phục của nam giới thường là những bộ thổ cẩm màu chàm xanh hoặc chàm đen. Nhưng vài chục năm gần đây, nam giới đã chuyển sang mặc những bộ âu phục. Phụ nữ Thái hiện nay vẫn còn gắn bó với những bộ trang phục truyền thống. Áo con màu trắng, xanh hoặc đen bó sát thân với hàng khuy bạc trắng. Váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu váy. Cùng với những bộ y phục váy, áo thì người Thái Đen còn có những chiếc khăn Piêu thêu hoa văn bằng nhiều loại chỉ màu sặc sỡ. Người phụ nữ sẽ có đeo những bộ trang sức như vòng bạc, xuyến bạc đeo ở cổ và tay, hoa tai bạc, vàng để tôn thêm nét đẹp cho bộ y phục truyền thống.

Trải qua nhiều thế hệ nhưng văn hóa dân tộc Thái với những nét đặc trưng, phong phú và đặc sắc vẫn luôn được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ cho đến ngày nay. Có thể nói, đây là một nền văn hóa khác biệt, độc đáo góp phần tạo nên sự đa dạng cho văn hóa Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm phần nào về nhưng phong tục tập quán, nét đặc sắc tiêu biểu trong văn hóa của người dân tộc Thái. Từ đó cùng nhau bảo tồn và phát triển nét văn hóa ấy ngày càng một lớn mạnh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *